Mục này chỉ nhằm giải đáp các thắc mắc về sức khỏe có tính cách tổng quát. Với các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin liên lạc với bác sĩ để được thăm khám trực tiếp. Nhiều thông tin thiết thực và bổ ích khác về sức khỏe cũng được phát trên đài Radio Chuyện Sáng Chủ Nhật ở vùng Orange County, California, vào mỗi sáng Chủ Nhật từ 6 đến 9 giờ, trong chương trình “Câu Chuyện Sức Khỏe Sáng Chủ Nhật.” Nhiều thông tin sức khỏe bổ ích khác cũng có thể tìm thấy trên các website www.nguyentranhoang.com và www.radiochuyensangchunhat.com. Quý vị có thể liên lạc bác sĩ qua email: [email protected] hoặc điện thoại (714) 531-7930.
Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
Tóm tắt kỳ trước:
Tâm lý trị liệu (psychotherapy) có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với thuốc để đạt được kết quả tốt nhất.
Tâm lý trị liệu tập trung vào việc giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về cảm xúc và suy nghĩ của mình.
Bằng cách đào sâu vào những suy nghĩ tiêu cực, những nỗi lo âu và sự lo lắng không kiểm soát, các nhà tâm lý trị liệu có thể giúp bệnh nhân tìm ra những giải pháp tích cực hơn để đối phó với tình trạng lo âu của mình.
Trong tâm lý trị liệu, các nhà tâm lý trị liệu sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giúp bệnh nhân vượt qua rối loạn lo âu. Các phương pháp này có thể bao gồm:
Cognitive Behavioral Therapy (CBT):
CBT (Tâm lý trị liệu hành vi nhận thức) là một trong những phương pháp trị liệu phổ biến nhất. Một điểm chính của tâm lý trị liệu hành vi nhận thức là niềm tin rằng các rối loạn tâm lý (như lo âu) có phần dựa trên các mẫu tư duy, và phần dựa trên hành vi đã học được. Do đó, tâm lý trị liệu hành vi nhận thức nhằm giải quyết và khắc phục các mẫu tư duy có hại, và cung cấp cho bệnh nhân các công cụ để giúp đối phó với lo âu khi nó tái phát.
Trong CBT, ta có thể học cách nhận biết các mẫu tư duy sai lệch và sau đó đánh giá lại những suy nghĩ đó. Ta cũng có thể luyện tập đối mặt với nguồn gốc của lo âu, trang bị với kỹ thuật thư giãn và làm dịu.
Các rối loạn nhận thức là gì?
Suy nghĩ bị méo mó hay rối loạn nhận thức (cognitive distortions) là những mẫu suy nghĩ cường điệu không dựa trên sự thật. Điều này dẫn đến việc ta nhìn nhận những thứ một cách tiêu cực hơn so với thực tế.
Nói cách khác, rối loạn nhận thức là khi tâm trí của ta thuyết phục ta tin vào những điều tiêu cực không hoàn toàn đúng sự thật, về chính ta và thế giới xung quanh ta.
Suy nghĩ của chúng ta ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc và hành vi của chúng ta. Khi cho, (chấp) rằng những suy nghĩ tiêu cực này là sự thật, ta có thể hành xử dựa trên giả định sai lầm.
Sau đây là một số dạng suy nghĩ bị méo mó (cognitive distortions) thường gặp:
-Lọc thông tin
-Cực đoan hóa
-Khái quát hóa quá mức
-Khước từ những điểm tích cực
-Rút ra kết luận quá sớm
-Phóng đại hóa vấn đề
-Cá nhân hóa quá mức
-Giả định sai lầm về việc kiểm soát
-Định kiến về sự công bằng
-Chỉ trích người khác
-“Nên phải”
-Lý do cảm xúc
-Giả định thay đổi
-Gán nhãn, “chụp mũ”
-“Luôn luôn đúng”
Lọc thông tin (Filtering): tập trung vào chi tiết tiêu cực và bỏ qua tất cả các thông tin tích cực. Giống như nhìn qua cửa sổ dơ chỉ cho ta thấy một phần ánh sáng và chặn đi phần (tươi sáng) còn lại.
Polalization (tư duy định kiến, cực đoan)
Là một dạng tư duy méo mó, khi mà một người chỉ suy nghĩ theo hai phía tuyệt đối, đen hoặc trắng, và không chấp nhận được những giá trị trung gian hay màu xám trong cuộc sống. Điều này dẫn đến cái nhìn sai lệch về thế giới xung quanh và những sự kiện trong cuộc sống, khiến cho người bị ảnh hưởng của tư duy định kiến gặp khó khăn trong việc giữ động lực, giữ lòng tự tin và duy trì mục tiêu dài hạn.
Ví dụ, nếu một người có tư duy định kiến đen hoặc trắng đặt ra mục tiêu tiết kiệm tiền trong thời gian dài, và không thể kiểm soát được ngân sách của mình trong một ngày, người ấy có thể nghĩ rằng họ đã thất bại hoàn toàn và bỏ bê hoàn toàn kế hoạch của mình.
Tư duy định kiến thường gặp ở những người có rối loạn liên quan đến lo âu, trầm cảm và cũng có thể xảy ra ở những người có mẫu tư duy tiêu cực. Tuy nhiên, nó cũng phổ biến đối với hầu hết mọi người khi gặp áp lực trong cuộc sống.
Tại sao bị tư duy định kiến (polarization)?
Polarization có thể xuất hiện vì nhiều lý do khác nhau. Một trong những nguyên nhân chính là do áp lực và căng thẳng. Khi đối mặt với áp lực và stress, não bộ của chúng ta có thể phản ứng, tìm cách giải quyết vấn đề nhanh chóng và dễ dàng nhất có thể, bằng cách tách hết mọi thứ thành hai phía đối lập và coi những điều giữa chúng là không có giá trị hoặc không tồn tại.
Ngoài ra, các rắc rối tâm lý khác, chẳng hạn như rối loạn lo âu hoặc trầm cảm, cũng có thể góp phần vào sự xuất hiện của polarized thinking.
Một vài ví dụ về tư duy định kiến (cực đoan):
-Tôi chưa bao giờ giỏi về môn toán, vì vậy tôi sẽ chẳng bao giờ có thể học tốt môn toán
-Nếu tôi không làm được công việc này hoàn hảo thì tôi chẳng có giá trị
-Nếu tôi không thể tìm được một người bạn đời tuyệt vời, tôi sẽ cô đơn suốt đời
-Nếu tôi đã bị sa thải một lần thì tôi sẽ không bao giờ có được công việc tốt hơn
-Nếu tôi đã làm sai một bước, tôi sẽ không thể trở lại con đường đúng đắn
-Nếu tôi không thể làm cho tất cả mọi người hài lòng, tôi sẽ thất bại
-Nếu tôi đã mắc một lỗi nhỏ, tôi sẽ không bao giờ được tin tưởng lại
-Nếu tôi không thể tránh được thất bại, tôi không đáng được yêu thương
-Nếu tôi không có được điểm số tuyệt đối, tôi sẽ không đủ khả năng để đạt được mục tiêu của mình
-Nếu một công việc không hoàn hảo, tôi sẽ thất bại và sẽ không có cơ hội thực hiện lại nó.
Hoàn Hảo là một chàng trai luôn muốn mọi thứ perfect. Vào ngày sinh nhật vợ, anh (tính đem lại một ngạc nhiên tuyệt vời cho vợ và gia đình bằng cách) trổ tài làm bánh. Anh đã (nghiên cứu thật kỹ và) làm theo công thức, đong đầy chính xác lượng nguyên liệu, pha trộn và đặt bánh vào lò nướng. Nhưng khi lấy bánh ra khỏi lò nướng, (hới ôi) Hoàng Hảo thấy là bánh đã bị cháy đen.
Hoàn Hỏa (rơi vào polarization và) nghĩ rằng (trời đang sập,) bản thân mình đã thất bại hoàn toàn, và anh chẳng (bao giờ có) thể làm được bánh ngon (cho vợ yêu). Anh ủ rũ một cách thảm hại (như gà mắc nước), không tự tin và tuyệt vọng với chính mình. (Chỉ về chuyện không làm được một chiếc bánh “tuyệt vời” như đã tưởng (tượng).?!
Khi Hiền Dịu, vợ của Hoàn Hảo đến và nhìn thấy chiếc bánh cháy đen, cô ấy cười và nói: “Đừng lo lắng, chồng yêu của em! Đây không phải là thất bại gì ghê gớm, đây chỉ là một bước học tập để nâng cao trình độ làm bánh của anh!” [(Hoàn Hảo thật là may mắn, có một người vợ “tuyệt vời” (trong trường hợp này).]
Hoàn Hảo nghe lời vợ và bắt đầu nghĩ lại về quá trình làm bánh của mình. (Và thật may, anh vẫn còn đủ thời gian để làm lại chiếc bánh trước tối sinh nhật.) Anh nhớ ra rằng mình đã đặt nhiệt độ lò quá cao, và không chịu canh chừng mùi và màu bánh (như đã ghi trong ngoặc đơn trong hướng dẫn). Nhờ vào kinh nghiệm học hỏi từ thất bại này, anh đã làm lại cái bánh với nhiệt độ thích hợp. Và thành công!).
Cuối cùng, Hoàn Hảo đã làm được một chiếc bánh (thật sự) tuyệt vời để đãi vợ và những người thân yêu của mình. (Dù là một số người ăn bánh đã không thực sự nhận ra (và appreciate được,) rằng anh đã cố gắng, và trải qua thử thách (kinh khủng) như thế nào).
Từ câu chuyện này, chúng ta có thể thấy rằng việc rơi vào trạng thái Polarization có thể khiến chúng ta cảm thấy thất bại và mất tự tin. Nhưng nếu chúng ta có thể nhìn nhận những thất bại như những cơ hội học hỏi và nâng cao kỹ năng của mình, chúng ta có thể đạt được nhiều thành công (có vẻ, có thể, chẳng có gì) đáng kinh ngạc (sau khi đã đạt được!).